Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ công tác xã hội
Nội Dung Chính
ToggleĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ
CHỨNG CHỈ CÔNG TÁC XÃ HỘI ONLINE
Nội dung đào tạo
– Kiến thức:
+ Học viên được cung cấp các kiến thức về công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng
+ Nắm vững kiến thức tham vấn, trị liệu tâm lý;
+ Nắm vững kiến thức quản trị công tác xã hội;
+ Được trang bị kiến thức về nghiên cứu trong công tác xã hội;
– Kỹ năng:
+ Tổ chức được các chương trình hỗ trợ đối tượng;
+ Vận dụng tốt kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm và gia đình;
+ Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;
+ Thực hiện tốt kỹ năng trị liệu tâm lý;
+ Thực hiện tốt kỹ năng xử lý khủng hoảng;
+ Thực hiện tốt kỹ năng quản trị trong công tác xã hội
Khung chương trình cấp chứng chỉ công tác xã hội
Nhập Môn CTXH
Công Tác Xã Hội Cá Nhân và Nhóm
Công Tác Xã Hội với các đối tượng
Ai có thể tham gia khóa học nghiệp vụ chứng chỉ công tác xã hội?
Học viên có nhu cầu và trình độ từ THCS trở lên. Muốn tham gia vào ngành công tác xã hội. Thông qua khóa học sơ cấp Công tác xã hội sẽ giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, từ đó ứng dụng tốt cho công việc
* Học Phí: 3.400.000đ/khóa học đã bao gồm cấp chứng chỉ
Hồ Sơ Đăng Ký Học Chứng Chỉ Công Tác Xã Hội
- Tấm ảnh 3 x 4: 4 cái
- Căn cước công dân công chứng: 1 bản
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan công tác)
- Phiếu đăng ký học (theo mẫu)
- Bằng tốt nghiệp cao nhất công chứng (từ cấp 2 trở lên)
- Giấy khám sức khỏe
Liên Hệ Đăng Ký Học
Phòng Đào Tạo Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Hỗ Trợ 24/7)
Hotline: 0979 8686 57 – 0973868600
Cơ Sở Hải Phòng: 156/109 Trường Trinh, Đồng Hoà, Kiến An, Hải Phòng
Cơ Sở Hà Nội: Lô 14 – 15 – BT1 – Khu đô thị Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội.
Cn HCM 1: Số 06, Đường Số 8, Khu Dân Cư 13 E Ấp 5, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh
Cn HCM 2: Nguyễn Gia Trí, Bình Thanh
Chứng chỉ công tác xã hội trong bệnh viện
- bởi chungchi supham
- vào Tháng chín 11, 2024
3 Responses
Nghề công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Công tác xã hội là một nghề có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn và khó hòa nhập với cộng đồng, ví dụ, người khuyết tật, người già, người nghèo, người có bệnh nan y, những người không có khả năng tự chăm sóc,… Ngành Công tác xã hội ra đời với sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và hướng tới sự phát triển bền vững, nhân văn và nhân ái.
Người làm công tác xã hội là những đối tượng nào?
Theo Điều 20 Dự thảo Nghị định về Công tác xã hội quy định người làm công tác xã hội là các đối tượng sau:
– Công chức nhà nước làm công tác quản lý nhà nước về công tác xã hội.
– Viên chức nhà nước làm công tác xã hội tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
– Người làm công tác xã hội tại các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, trại giam, trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
– Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và đoàn thể khác.
– Người làm công tác xã hội độc lập.
Theo đó người hành nghề công tác xã hội là người làm công tác xã hội, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người hành nghề công tác xã hội là viên chức công tác xã hội) theo uy định tại Điều 21 Dự thảo nghị định về công tác xã hội.
Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
+ Văn bằng chuyên môn liên quan đến công tác xã hội được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.
+ Có văn bản xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội.
+ Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
+ Đạt kỳ thi sát hạch theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn công tác xã hội theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn công tác xã hội; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; không có tiền án, tiền sự liên quan đến xâm hại phụ nữ và trẻ em.
– Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài
+ Có đủ điều kiện quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
+ Đáp ứng yêu cầu về giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động hành nghề công tác xã hội.
+ Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.
+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Trường hợp người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề công tác xã hội do nước ngoài cấp thì không tham gia kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề công tác xã hội theo quy định tại Khoản 4 Điều 22.
– Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
+ Có đủ điều kiện quy định tại Điều 22 của Nghị định này đối với người Việt Nam hoặc Điều 23 của Nghị định này đối với người nước ngoài, trừ điều kiện về văn bản xác nhận quá trình thực hành công tác xã hội.
+ Có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục theo quy định.
Điều kiện thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề công tác xã hội?
Theo khoản 1 Điều 30 Dự thảo Nghị định về công tác xã hội quy định các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề như sau:
– Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
– Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật;
– Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục;
– Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn công tác xã hội gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người;
– Người hành nghề không cập nhật kiến thức công tác xã hội liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;
– Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
– Người hành nghề thuộc một trong các người quy định tại khoản 5 Điều 22 của Nghị định này.
Theo khoản 3 Điều 30 Dự thảo Nghị định về công tác xã hội quy định về trường hợp đình chỉ một phần hoặc toàn bộ chuyên môn của người hành nghề công tác xã hội như sau: Trong trường hợp phát hiện người hành nghề có sai sót chuyên môn công tác xã hội mà không thuộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật.